Tài khoản

Tuyệt chiêu “đánh bay” tình trạng răng trẻ bị ố vàng hiệu quả tích tắc mẹ nên áp dụng

Thanh Hiền 4 năm trước

Răng trẻ bị ố vàng, xỉn màu là tình trạng rất hay xảy ra. Điều này khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng cho hàm răng của trẻ hiện tại và cả trong tương lai. Vậy cần phải làm gì để răng con trắng sáng trở lại?

Nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng

Tình trạng răng trẻ bị ố vàng là tình trạng vô cùng phổ biến mà hầu như đứa trẻ nào cũng gặp phải, dù nặng hay nhẹ. Tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số như:

  • Do ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh mà trẻ uống vào. Thuốc sẽ làm cho răng của trẻ phát triển không tốt, dễ bị sâu và theo thời giant hì men răng biến thành màu vàng sẫm.
  • Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách, không đảm bảo sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng.
  • Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ ăn thức uống có nhiều chất tạo màu. Hậu quả là tạo ra nhiều chất axit gây hại cho men răng.
  • Fluor được biết đến như một chất giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng. Nhưng nếu hàm lượng fluor quá cao sẽ gây tác dụng ngược lại đó là dễ gây sâu răng và khiến răng trẻ bị ố vàng.
  • Trẻ bị chấn thương ở răng, bị sốt liên miên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hàm răng của trẻ. Đó là gây xuất hiện các đốm xám, vàng… trên răng.
  • Nguyên nhân bẩm sinh từ gen di truyền của bố mẹ cũng làm cho răng bé bị vàng.
  • Trẻ bị giảm sản men răng là một bệnh do di truyền. Việc thiếu sản men răng sẽ làm thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng như canxi và fluor. Hậu quả là khiến răng bị yếu đi, dễ bị kích thích.

Răng trẻ bị ố vàng gây ảnh hưởng như thế nào?

Trước hết, khi răng trẻ bị ố vàng sẽ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ ở trẻ. Bởi một nụ cười với hàm răng trắng sáng sẽ tốt hơn là hàm răng có màu vàng xỉn không đẹp mắt. Thậm chí, đối với những trẻ lớn thì việc răng trẻ bị ố vàng còn khiến trẻ cảm thấy tự ti, không dám nở nụ cười tươi.

Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, răng của trẻ có thể sẽ bị mòn, răng lỗ chỗ không còn hình dạng như bình thường.

Không những vậy, việc răng trẻ bị ố vàng có thể là do các mảng bám từ thức ăn. Các mảng bám này nếu bị tích tụ lâu ngày còn có thể gây kích ứng đến nướu dẫn đến bệnh viêm nướu ở trẻ.

Cách khắc phục tình trạng răng trẻ bị ố vàng

Viêc xác định được nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng cũng như mức độ nặng hay nhẹ sẽ giúp bố mẹ có cách xử lý phù hợp hơn.

Mẹo giúp cải thiện tình trạng răng trẻ bị ố vàng

  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo có nhiều màu hóa học, thức uống nhiều phẩm màu…
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ đều đặn mỗi ngày. Đánh răng mỗi ngày khoảng 2 lần/ ngày, nhất là trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Đồng thời, cho trẻ súc miệng bằng nước súc miệng sinh lý để loại bỏ sạch vi khuẩn.
  • Bố mẹ nên dạy cho trẻ ý thức chăm sóc răng miệng mỗi ngày để trẻ có thể tự giữ gìn hàm răng của mình.
  • Có thể sử dụng các mẹo làm trắng răng của trẻ như sử dụng kem đánh răng với một ít bột nở baking soda và nước trộn chung với nhau lại và đánh răng cho trẻ. Cách này nếu thực hiện lâu ngày sẽ có tác dụng rất cao và hiệu quả, giúp trẻ có hàm răng trắng sáng và chắc mẹ.

Xử lý răng trẻ bị ố vàng bằng các phương pháp nha khoa

  • Nếu việc bảo vệ răng và áp dụng các mẹo làm trắng răng không có hiệu quả thì tốt nhất là bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được nha sĩ khám và tư vấn cách chữa trị phù hợp.
  • Thực hiện chế độ thăm khám và kiểm tra răng miệng trẻ cũng như lấy cao răng định kỳ. Tốt nhất là 6 tháng/1 lần để loại bỏ các mảng bám trong khoang miệng, giữ răng chắc khỏe, sạch sẽ và ngăn các bệnh răng miệng, bao gồm bệnh vàng răng.

Cách phòng tránh tình trạng răng trẻ bị ố vàng

  • Lớp men răng của bé bắt đầu được hình thành ngay từ trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bởi vậy bạn nên thận trọng hơn khi sử dụng các loại thuốc trong giai đoạn này. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm cha mẹ cũng không nên sử dụng các loại thuốc tetraxelin để tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.
  • Chủ động bảo vệ răng miệng cho trẻ từ sớm, cụ thể là ngay từ khi trẻ mọc răng. Mỗi ngày dùng bàn chải mềm đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày.

Nguồn: conlatatca.vn

Theo Bibabo.vn