
Ở 21 tuần, bé đã phát triển vô cùng mạnh mẽ về các chức năng cũng như trọng lượng, bé nặng gần 450g, với kích thước khoảng 28cm. Bé đã có lông mày, mí mắt hoàn thiện, móng tay ôm kín các đầu ngón tay, các chồi răng nhỏ xíu dưới nướu răng dần xuất hiện. Thai nhi 21 tuần tuổi có một lớp lông tơ bao phủ xung quanh cơ thể giúp điều hòa thân nhiệt và bảo vệ các tế bào da bề mặt bên ngoài. Thai nhi lúc này cử động nhiều hơn với các động tác uốn mình, đạp, quẫy… Mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng các cử động này của bé.
Cũng chính vì bé đã phát triển đầy đủ hình hài, ngay cả các cơ quan nội tạng đã hình thành và phân chia khá rõ rệt, và bởi vì trọng lượng của bé chưa lớn lắm nên con có thể chuyển động dễ dàng trong tử cung, giúp các bác sĩ có thể nhìn thấy bé một cách rõ ràng và sinh động hơn. Bên cạnh đó, nước ối nhiều nên máy siêu âm dễ dàng quan sát hơn.
Khám thai ở 21 tuần, bà bầu sẽ được kiểm tra tim, phổi, huyết áp, đo chiều cao tử cung, độ lớn vòng bụng, cân nặng, siêu âm thai 4D, xét nghiệm nước tiểu 10 thông số, xét nghiệm máu (theo chỉ định của bác sĩ)…
Ở lần khám này, mẹ sẽ được siêu âm 4D, nhờ đó bác sĩ có thể quan sát được hầu hết các bất thường về hình thái thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan nội tạng, bất thường bánh nhau và nội tạng, nước ối…
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tứ chi, xem kỹ lưỡng con có đủ 5 ngón tay ngón chân không, có dư thừa món nào không?
- Bác sĩ sẽ đo chiều dài lưỡng đỉnh (đầu), xem đầu óc có điều gì bất thường không dựa trên các số đo ấy.
- Bác sĩ sẽ xác định chính xác hơn sự hiện diện cũng như tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim phổi, dạ dày… tim con có 4 ngăn và hoạt động bình thường không, có bị tim bẩm sinh không, phổi con có dịch hay bất thường gì…
- Bác sĩ cũng ngắm kỹ gương mặt con, có thể bác sẽ chụp lại khuôn mặt con cho mẹ xem con có bị sứt môi, hở hàm ếch, con có đầy đủ hai tai không…
- Bác sĩ cũng có thể phát hiện sự bất thường của bánh nhau, nước ối… xem bánh nhau bám có chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, có bị canxi hóa không nước ối có dư quá hay thiếu quá không…
Mốc khám này còn đặc biệt quan trọng bởi khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết khác để kết luận thêm, sau đó đưa ra tư vấn cho sản phụ có nên đình chỉ thai hay không. Việc đình chỉ cần thực hiện trước tuần thai 28.
Bài do Trợ lý bầu gửi
Là người bạn đồng hành, hàng ngày nhắc mẹ những điều cần biết để mang thai mạnh khỏe trong suốt thai kỳ.
BÌNH LUẬN



















































Kiến thức tuần 22