Tài khoản

Chi phí thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là bao nhiêu?

Mẹ Minh Hí 4 năm trước 4 bình luận

Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là một trong những xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc các

Xem nhanh

  • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là gì?
  • Thời điểm có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT?
  • Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT thực hiện như thế nào?
  • Ai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT?
  • Độ chính xác của xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là bao nhiêu?

Xem thêm

Tất cả mẹ bầu đều có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc quan trọng này. Đặc biệt với những mẹ bầu đã từng mang thai hoặc sinh em bé mắc các bất thường nhiễm sắc thể, mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên. 

Vậy xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là gì? Chi phí thực hiện xét nghiệm này là bao nhiêu? Mời ba mẹ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay nhé. 

1Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là gì?

Bạn có thể đã nghe thấy xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT với nhiều tên gọi khác nhau như sàng lọc DNA không có tế bào, Harmony, informaSeq, MaterniT21 PLUS, Panorama và verifi. 

Hiểu đơn giản, xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là một dạng xét nghiệm máu được sử dụng để sàng lọc nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down và một số bất thường nhiễm sắc thể khác. Thậm chí bạn có thể biết được giới tính thai nhi thông qua xét nghiệm này. 

Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT về bản chất là một xét nghiệm máu trong thai kỳ (Ảnh: Internet)

2Thời điểm có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm NIPT từ tuần thứ 10 của thai kỳ. Kết quả sẽ có trong 1 - 2 tuần hoặc sớm hơn. 

3Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT thực hiện như thế nào?

Bạn sẽ được lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tại đây, các chuyên viên sẽ đếm các đoạn DNA (được gọi là DNA không có tế bào) từ nhau thai truyền vào máu của bạn và phát hiện các vấn đề bất thường.

Ví dụ, nếu trong mẫu máu có ba bản sao của nhiễm sắc thể số 21 thay vì hai đoạn như bình thường, em bé của bạn có nguy cơ mắc hội chứng Down (Trisomy 21).

Quy trình thực hiện xét nghiệm NIPT rất đơn giản và không gây hại tới sức khỏe của bạn và thai nhi (Ảnh: Internet)

4Ai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT?

Tất cả mẹ bầu đều có thể thực hiện loại xét nghiệm sàng lọc này. Trong đó, những mẹ bầu đã từng mang thai hoặc sinh con mắc các bất thường nhiễm sắc thể, mẹ bầu mang thai khi đã từ 35 tuổi trở lên được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm này. 

Tuy nhiên, xét nghiệm NIPT không được khuyến cáo thực hiện khi bạn mang thai đôi, thai ba trở lên vì xét nghiệm này không cho kết quả phản ánh chính xác nhất. 

5Độ chính xác của xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là bao nhiêu?

Người ta nhận thấy rằng, xét nghiệm NIPT có khả năng phát hiện nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Patau và hội chứng Edwards và một số bất thường nhiễm sắc thể phổ biến với độ chính xác lên tới 92% - 99%.

Tuy nhiên, xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc không phải xét nghiệm chẩn đoán nên kết quả sàng lọc không chắc chắn liệu rằng em bé của bạn có gặp các bất thường về nhiễm sắc thể hay không. 

Có nghĩa, một kết quả xét nghiệm NIPT “bình thường" không đảm bảo em bé của bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, cũng như một kết quả xét nghiệm NIPT “bất thường" không có nghĩa em bé của bạn chắc chắn đang bị một bệnh nào đó. 

Với kết quả xét nghiệm NIPT “bất thường", bác sĩ có thể tư vấn bạn nên thực hiện sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối là các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguy cơ mắc hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể. 

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh của thai nhi (Ảnh: Internet)

6Chi phí làm xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn NIPT là bao nhiêu?

Điều này còn tuỳ thuộc vào gói bảo hiểm và cơ sở y tế bạn đang sử dụng. Một số loại bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ, một số loại bảo hiểm sẽ chi trả một phần cho chi phí làm xét nghiệm này. 

Thông thường, giá của xét nghiệm NIPT khá cao, rơi vào khoảng 10 - 17 triệu đồng. Nguyên nhân của mức chi phí cao như vậy là do xét nghiệm này đòi hỏi sử dụng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao, tuân thủ tuyệt đối theo những yêu cầu kỹ thuật khắt khe, chặt chẽ. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.

Theo Bibabo.vn