Dấu hiệu tắc tia sữa mẹ cần lưu ý
Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sau khi sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm.
Xem nhanh
- Tắc tia sữa là gì?
- Dấu hiệu tắc tia sữa mẹ cần lưu ý
22 tuổi, mẹ Linh tốt nghiệp đại học. 23 tuổi, Linh sinh con. Sinh con được 2 tháng, Linh bị tắc tia sữa. Không chút kinh nghiệm mẹ bỉm sữa, Linh nén từng cơn đau nhức và cơn sốt, vịn vai chồng, đi vào bệnh viện để điều trị.
1Tắc tia sữa là gì?
Các mẹ hãy hình dung sơ đồ của sữa nhé! Nang sữa sản xuất ra sữa. Sữa theo theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú. Nguồn sữa chảy ra ngoài dưới tác động bú, mút của trẻ.
Vậy tắc tia sữa là gì? Chính là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực.
Mẹ ăn quá nhiều dưỡng chất, uống nhiều ngũ cốc lợi sữa làm tăng lượng sữa trong bầu ngực, con ti không hết dẫn đến sữa dư thừa cũng sẽ gây tắc tia.
Tắc tia sữa thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Tắc tia sữa sau sinh có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Một số biến chứng của tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời, như: tắc tuyến sữa có mủ gây viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.
Tắc tia sữa mang đến cho mẹ nhiều đau đớn và phiền toái, ảnh hưởng sức khỏe hai mẹ con (Ảnh: Internet)
2Dấu hiệu tắc tia sữa mẹ cần lưu ý
Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.
Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng dần, cảm giác đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa.
Một vài trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.
Trong trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ).
Khi mẹ nào có các dấu hiệu trên của tắc tia sữa thì nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý uống kháng sinh theo mách nhỏ của người khác. Cũng như, càng không nên tác động mạnh vào bầu ngực, để rồi đau đớn thêm.
Mẹ có thể sử dụng các kinh nghiệm chữa tắc tia sữa dân gian, sử dụng máy hút sữa, tích cực cho bé bú càng nhiều càng tốt để phần nào giảm tình trạng tắc tia sữa. Nhưng tốt hơn hết, mẹ hãy nhờ bố hoặc người thân đưa đến khám bác sĩ để được xử lý đúng đắn và kịp thời nhất nhé.
-
Thích bài viết
-
2 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
Viết bình luận của bạn...