Tài khoản

Chi tiết bảng chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi năm 2019

Duy Anh Nguyễn 4 năm trước 17 bình luận

Các mẹ còn băn khoăn về việc thai nhi đúng chuẩn cân nặng hay chưa có thể tham khảo thông tin dưới bảng này nhé. 

Xem nhanh

  • 1. Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi
  • 2. Chế độ dinh dưỡng để thai nhi đạt chuẩn?

Tuy nhiên, mình cũng xin chia sẻ là mỗi bé là một sự phát triển nhất định, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mẹ không cần nhất thiết con phải đúng theo chuẩn. Nói là chuẩn thì cũng chỉ là một cơ sở để mình xem xét, nó không hoàn toàn chính xác nên các mẹ đừng lo lắng quá.. Với mình, chỉ cần con yêu khỏe mạnh, bác sĩ bảo phát triển tốt là được. 

11. Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi

Dưới đây là bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi trong thai kỳ của WHO. Mình tạm thời bỏ qua tuần thứ 1 đến tuần thứ 7 vì những tuần này, thai nhi cực kỳ bé, có khi chỉ bằng hạt đậu thôi và việc đo đếm là không cần thiết.

Theo dõi cân nặng thai nhi từng tuần giúp mẹ hiểu rõ tình hình phát triển của con và điều chỉnh kịp thời. 

Bắt đầu từ tuần thứ 8, khi con đã có hình hài rõ ràng hơn, mẹ hãy bắt đầu quan tâm đến cân nặng của con. Cân nặng cần quan tâm nhiều nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba hay những tháng cuối thai kỳ. Đây là thời điểm thai nhi phát triển vượt trội tất các các bộ phận trong cơ thể, phần cơ thịt được hoàn thiện hơn, lúc này cân nặng sẽ phản ánh được phần nào tình trạng sức khỏe của thai nhi đấy. Còn trong những tháng trước, đặc biệt là 3 tháng đầu mẹ không cần tăng cân nhiều, khoảng 1 - 2kg là đủ. 

STT

TUỔI THAI

CÂN NẶNG

1

Tuần thứ 8

1 gram

2

Tuần thứ 9

2 gram

3

Tuần thứ 10

4 gram

4

Tuần thứ 11

7 gram

5

Tuần thứ 12

1 gram

6

Tuần thứ 13

23 gram

7

Tuần thứ 14

43 gram

8

Tuần thứ 15

70 gram

9

Tuần thứ 16

100 gram

10

Tuần thứ 17

140 gram

11

Tuần thứ 18

190 gram

12

Tuần thứ 19

240 gram

13

Tuần thứ 20

300 gram

14

Tuần thứ 21

360 gram

15

Tuần thứ 22

430 gram

16

Tuần thứ 23

501 gram

17

Tuần thứ 24

600 gram

18

Tuần thứ 25

660 gram

19

Tuần thứ 26

760 gram

20

Tuần thứ 27

875 gram

21

Tuần thứ 28

1005 gram

22

Tuần thứ 29

1153 gram

23

Tuần thứ 30

1319 gram

24

Tuần thứ 31

1502 gram

25

Tuần thứ 32

1702 gram

26

Tuần thứ 33

1918 gram

27

Tuần thứ 34

2146 gram

28

Tuần thứ 35

2383 gram

29

Tuần thứ 36

2622 gram

30

Tuần thứ 37

2859 gram

31

Tuần thứ 38

3083 gram

32

Tuần thứ 39

3288 gram

33

Tuần thứ 40

3462 gram

22. Chế độ dinh dưỡng để thai nhi đạt chuẩn?

Khi thai to hơn so với chuẩn, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ, có thể gây ra một số vấn đề: 

  • Thai to khiến mẹ khó chịu hơn. Thai sẽ chèn ép vùng bàng quang khiến mẹ đi tiểu đêm nhiều lần, chèn ép các dây chằng, mạch máu vùng thắt lưng vào bụng dưới khiến mẹ luôn cảm thấy đau nhức vùng lưng, có khi còn đau cả xương mu nữa. Tình trạng mất ngủ thai kỳ diễn ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. 

  • Thai to còn khiến mẹ khó sinh, tăng nguy cơ đẻ mổ. 

  • Bé sinh ra có thể bị tiểu đường, béo phì, có nguy cơ mắc một số bệnh về tiêu hóa.

Trong khi đó, thai bé hơn chuẩn sẽ dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe của con như: 

  • Trẻ có khả năng bị thiếu cân, nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau sinh - ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ. Một số bộ phận vì không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên có khả năng sẽ không thể phát triển được toàn diện như trẻ đủ chất, làm giảm khả năng của trẻ.

Vậy mẹ nên làm gì? Hãy cân đối lại thực đơn ăn uống của mình hàng ngày, bổ sung top thực phẩm mà “vào con không vào me”

  • Thay vì bổ sung dinh dưỡng qua những thực phẩm hàng ngày, hãy thay thế nó bằng những loại vitamin tổng hợp dành cho bà bầu - chắc chắn không khiến mẹ tăng cân mà sức khỏe thai nhi vẫn được đảm bảo. 

  • Ăn ít đồ ngọt, ít tinh bột, ít chất béo mà tăng cường rau xanh, hoa quả, yến mạch thay một phần cho cơm nhé. 

  • Vận động, đi bộ, tập yoga, đi bơi đều là những bài tập vận động rất hay giúp mẹ giảm tình trạng tăng cân mất kiểm soát trong thai kỳ. 

  • Quan trọng, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn nhiều thực phẩm như hạt chia, uống nước để tạo cảm giác no, kiềm chế cơn thèm đói hiệu quả.

  • Hãy duy trì tăng cân hợp lý theo từng giai đoạn của quá trình mang thai và trong suốt thai kỳ. 

Việc theo dõi bảng cân nặng theo chuẩn chỉ mang tính chất tham khảo, mình xin nhắc lại một lần nữa ạ. Tính chất tham khảo để mẹ biết con yêu đang phát triển ở mức độ nào trong thang cân nặng suốt thai kỳ mà thôi. Nếu đi siêu âm thấy dấu hiệu bất thường về cân nặng của trẻ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn bổ sung dinh dưỡng chuẩn xác nhất nhé. Chúc các mẹ, các con cùng khỏe.

Theo Bibabo.vn
Xem thêm