Tài khoản

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?

Nguyen Trang 5 năm trước 6 bình luận

Sản dịch là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ sau sinh. Nhưng sản dịch ra bao lâu thì hết, sản dịch như thế nào bất thường?

Xem nhanh

  • Sản dịch là gì?
  • Sau sinh bao lâu hết sản dịch?
  • Sản dịch sau sinh: Khi nào là bất thường?
  • Làm sao để nhanh hết sản dịch sau sinh?
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách khi ra sản dịch

Sau khi sinh, phụ nữ có rất nhiều vấn đề cần quan tâm. Nếu em bé chiếm ¾ quỹ thời gian của bạn thì bạn cũng nên dành ra ¼ quỹ thời gian đó để chăm sóc chính bản thân mình. Sản dịch, vết mổ sau sinh hay vết khâu tầng sinh môn, chế độ ăn uống và vận động đều là những vấn đề mẹ sau sinh không thể bỏ qua, trong đó đặc biệt chú ý vấn đề sản dịch. 

Sản dịch là một phần của quá trình hồi phục sau sinh. Mẹ cần theo dõi sát sao hoạt động tiết sản dịch của cơ thể, từ màu sắc, mùi và thời gian tiết sản dịch để phát hiện những biến chứng hậu sản nguy hiểm. 

Những bất thường về sản dịch sau sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường sức khỏe ở người mẹ (Ảnh: Internet)

1Sản dịch là gì?

Sản dịch là dịch tiết ra từ âm đạo sau khi mẹ hoàn thành quá trình sinh nở. Mẹ sinh thường hay sinh mổ đều gặp hiện tượng này. 

Em bé chào đời cũng là lúc tử cung của mẹ hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng và bước vào giai đoạn phục hồi. Thời điểm này cũng là lúc lớp niêm mạc tử cung xơ hóa dần, bong tróc và theo máu (được tạo ra khi nhau thai bong khỏi tử cung) và một ít chất nhầy tiết ra ngoài. Đây chính là sản dịch. 

Thông thường, sản dịch có màu đỏ tươi và chứa nhiều máu trong những ngày đầu sau sinh. Khoảng ngày thứ 2, thứ 3 trở đi, lượng máu trong sản dịch ít hơn, lúc này sản dịch chuyển thành màu hồng. Lượng sản dịch cũng ít dần. 

Do đó, mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy mình bị ra máu âm đạo sau sinh, vì đây có thể là tình trạng tiết sản dịch - một hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể sau sinh. 

Sản dịch sau sinh ít dần và nhạt dầu (Ảnh: Internet)

2Sau sinh bao lâu hết sản dịch?

Thông thường, sản dịch kéo dài khoảng 2 - 4 tuần, một số mẹ có thể kéo dài 40 - 45 ngày. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa, quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập sau sinh mà thời gian ra sản dịch của các mẹ sau sinh. Cũng có nghĩa, dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ thì thời gian tiết sản dịch đều như nhau. 

Nếu sau khoảng 6 tuần sau sinh mà mẹ vẫn bị ra sản dịch, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay, phòng ngừa cơ thể bị nhiễm trùng hoặc biến chứng sau sinh gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

3Sản dịch sau sinh: Khi nào là bất thường?

Tình trạng sản dịch bất thường không hiếm gặp ở mẹ sau sinh, chỉ cần mẹ chủ quan một chút thôi là rất dễ gặp các biến chức bệnh lý, trong đó đáng chú ý nhất là hiện tượng bế sản dịch sau sinh. 

Vậy như thế nào là sản dịch bất thường? Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường sản dịch mẹ cần lưu ý: 

  • Sản dịch ra nhiều như tuần đầu tiên sau sinh. 

  • Sản dịch có mùi hôi, mùi khó chịu thay vì không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ như bình thường. 

  • Sản dịch kéo dài quá 6 tuần sau sinh. 

  • Sản dịch ra màu đỏ sẫm, sau đó lại ra máu nhiều, có màu đỏ tươi. 

  • Xuất hiện nhiều cục máu trong sản dịch. 

  • Sờ bụng thấy có cục cứng. 

  • Thường xuyên căng tức, đau vùng hạ vị. 

  • Cổ tử cung bị đóng kín, khi dùng tay nong cổ tử cung thì thấy sản dịch có màu đen sậm và hôi, cảm thấy đau khi ấn đáy tử cung. 

  • Cơ thể bị sốt và chậm hết dịch là dấu hiệu cảnh báo mẹ có thể bị bế sản dịch. 

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu này, lời khuyên cho mẹ là nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện những bất thường trong sản dịch và có biện pháp điều trị kịp thời. Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp này nhé. 

Nếu thấy sốt và sản dịch ra chậm, lâu hết, rất có thể mẹ đã bị bế sản dịch (Ảnh: Internet)

4Làm sao để nhanh hết sản dịch sau sinh?

Tùy theo cơ địa mỗi người mà sản dịch có thể hết nhanh hơn hoặc chậm hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể phần nào tác động đến thời gian tiết sản dịch thông qua chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và phục hồi cơ thể sau sinh, giúp sản dịch tiết ra nhanh chóng và sạch sẽ. 

  • Bổ sung chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng các nhóm dưỡng chất không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục cơ thể, nhanh tống sạch sản dịch mà còn nhiều sữa, tốt cho em bé. 

  • Nên uống canh rau ngót hoặc nước rau ngót, ăn canh trứng đậu phụ,... sau sinh. 

  • Tranh thủ ngủ đủ giấc, ngủ khi em bé ngủ. 

  • Đi lại nhẹ nhàng, vận động chân tay giúp khí huyết lưu thông, không nên nằm hoặc ngồi một chỗ quá lâu có thể gây bí sản dịch. 

  • Không nằm gác chân, không nịt bụng quá chặt có thể làm cản trở quá trình phục hồi vùng bụng. 

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau sinh giúp ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

  • Cho bé bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú sớm giúp kích thích tử cung co bóp và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn. 

Chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý giúp sản dịch ra nhanh và sạch hơn (Ảnh: Internet)

5Vệ sinh cơ thể đúng cách khi ra sản dịch

Sản dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, nếu mẹ không vệ sinh cơ thể sạch sẽ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa không tốt cho sức khỏe. 

Mẹ có thể tiến hành vệ sinh vùng kín theo một số lưu ý sau:

  • Dùng băng vệ sinh dành riêng cho mẹ sau sinh, thay băng thường xuyên mỗi giờ. 

  • Không nên sử dụng tampon ít nhất là 6 tuần sau sinh. 

  • Tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày, không nên kiêng tắm rửa vì cơ thể “bẩn” là môi trường tốt cho vi khuẩn gây hại phát triển. 

  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, co giãn tốt giúp 

  • Nếu quần áo đã bị dính sản dịch và không thể giặt sạch, mẹ nên bỏ đi và không dùng lại. 

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các biện pháp xông hơ vùng kín hoặc vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không, thảo dược (theo kinh nghiệm dân gian) để vùng kín được sạch sẽ, và nhanh phục hồi. 

Theo Bibabo.vn
Xem thêm