Tài khoản

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?

Anh Anh 4 năm trước

Trẻ sơ sinh ho có đờm là biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Xem nhanh

  • Mẹ nhìn vết đờm, để biết thể trạng của con
  • Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Quãng sơ sinh mà các bé trải qua, chẳng bé nào không một lần ho có đờm. Nhất là giai đoạn chuyển mùa, trẻ sơ sinh thường ho có đờm. Nhiều mẹ có kinh nghiệm đã xử trí tình trạng này cho con, dù bé có ho ra đờm trắng hay xanh.

1Mẹ nhìn vết đờm, để biết thể trạng của con

Nuôi con giai đoạn sơ sinh, mẹ là người gần gũi, trực tiếp và sát sao nhất với những biểu hiện của con. Nếu giao mùa, mẹ thấy con ho nhiều. Tuy nhiên, nếu ho có đờm thì mẹ cũng quan sát kĩ màu của đờm khi bé tự nhiên khạc ra. Và cần quan sát kỹ từng biểu hiện của con, dù là nhỏ nhất để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thông thường, có các nguyên nhân chính như: dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm, viêm phổi và cảm lạnh…

Dựa vào màu sắc của đờm khi bé ho, bố mẹ có thể đoán được phần nào về tình trạng sức khỏe của con.

+ Trẻ sơ sinh bị ho có đờm trắng đục: Lúc này, có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường hô hấp hay bị cảm lạnh hoặc bị dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

+ Trẻ sơ sinh bị ho có đờm vàng hoặc xanh: Mẹ phải đặc biệt lưu ý vì lúc này trẻ đã bị nhiễm khuẩn nặng, thường là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.

+ Trẻ sơ sinh bị ho có đờm màu hồng: Đờm nhìn có màu hồng, màu máu, bố mẹ phải đặc biệt cẩn thận.  Đờm màu hồng có thể là dấu hiệu của tình trạng phù phổi cấp hoặc một bệnh nguy hiểm về phổi.

Mẹ cần xác định đúng tình trạng của trẻ để xử lý đúng cách (Ảnh: Internet)

2Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm

Với những biểu hiện có thể nhìn thấy màu đờm bằng mắt, mẹ đã kiểm soát được tình hình sức khỏe của con. Theo kinh nghiệm của mình, khi phát hiện ra đờm có màu trắng đục trong cổ họng của con, nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc. Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà không khạc ra được, bố mẹ có thể bế bé theo tư thế đầu trẻ cúi xuống đầu gối của mình, sau đó vỗ nhẹ sau lưng bé, để đẩy đờm ra ngoài.

Nếu bác sĩ khuyến cáo nên phải điều trị ngay lập tức, nhằm tránh tình trạng bệnh của con diễn tiến nặng, chuyển sang giai đoạn đờm có màu vàng hoặc màu xanh, tệ hơn là có lẫn máu hồng trong đờm. Thì mẹ bỉm sữa đừng phớt lờ lời khuyên của bác sĩ. Nhiều mẹ cứ thấy đờm ở trẻ nhỏ là chuyện thường, phổ biến. Tâm lý chủ quan, chủ quan sẽ khiến trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Nặng nhất là bé có thể nhiễm trùng phổi.

Các mẹ bỉm sữa ạ, tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. Nhất là thuốc cắt cơn ho nếu không có chỉ định, hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm mà dùng thuốc cắt cơn ho rất dễ khiến cho đờm tích tụ nhiều ở cổ họng, có thể gây tắc thở, thậm chí dẫn đến tử vong. Kể cả khi dùng các loại siro trị ho có đờm, các mẹ cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc chu đáo. Khi trẻ ho có đờm, mẹ nên tránh không cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích: khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, các chất tạo hương…

Đặc biệt, ho có đờm sẽ gia tăng khi trẻ sống trong môi trường ẩm, lạnh. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn, ngủ và chơi ở môi trường ấm áp. Không nên cho trẻ nằm điều hòa hoặc để quạt xông thẳng vào mặt bé.

Các mẹ nên cho con uống nhiều nước để loãng đờm. Ngoài nước lọc, mẹ có thể dùng thêm ép trái cây hoặc siro hỗ trợ long đờm nhằm cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, loại bỏ độc tố và long đờm hiệu quả.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, tiếp tục cho con bú mẹ bình thường. Nếu con đang trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ nhớ tập cho bé thói quen không kén ăn để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Riêng các mẹ đang cho con bú, mẹ cũng không nên ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay hoặc uống đồ uống có cồn để ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé.

Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh, thông minh nhé!

Theo Bibabo.vn