Tài khoản

Vết khâu tầng sinh môn: Chăm sóc đúng cách, vết khâu mau lành

Mẹ Tún nhỏ 4 năm trước

Với mẹ bầu sinh thường, cắt tầng sinh môn là một thủ thuật cần thiết để thai nhi chui ra dễ dàng hơn…

Xem nhanh

  • Chọn tư thế ngồi rất quan trọng
  • “Ướp lạnh” vết khâu tầng sinh môn
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh
  • Đi bộ giúp tầng sinh môn ngay phục hồi
  • Xông hơ vùng kín sau sinh

Xem thêm

Sau khi sinh bé an toàn, vết cắt tầng sinh môn sẽ được khâu lại bằng chỉ y tế, chủ yếu là chỉ tự tiêu. Mẹ cần lưu ý chăm sóc tầng sinh môn đúng cách để vết khâu nhanh lành, tránh viêm nhiễm hoặc để lại sẹo. 

1Chọn tư thế ngồi rất quan trọng

Ngồi sai tư thế khiến vết khâu dễ bị đụng chạm hoặc chèn ép. Mẹ sau sinh thường nên ngồi tư thế tạo ít áp lực lên vùng mông nhất, chẳng hạn, lót vải mềm hai bên mông, ngồi đệm hơi, kê gối xung quanh người để cơ thể có điểm nâng đỡ, giảm áp lực xuống vùng dưới. 

Tư thế ngồi thoải mái giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn (Ảnh: Internet)

2“Ướp lạnh” vết khâu tầng sinh môn

Đá lạnh, khăn lạnh, túi đá chườm,... đều có tác dụng làm giảm sưng và giảm đau vết khâu tầng sinh môn trong những ngày đầu. 

Sau khi thực hiện chườm lạnh cho vết khâu, mẹ chỉ cần lau khô (hãy nhớ luôn giữ cho vùng kín được khô ráo) bằng khăn sạch và mềm là được. 

3Vệ sinh vùng kín đúng cách sau sinh

Tiêu chí quan trọng nhất là sạch và khô. Mẹ sau sinh nên vệ sinh vùng đáy chậu, âm hộ khoảng 2 lần 1 ngày và sau khi đi tiểu, đi tiêu để ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm vết khâu, viêm vùng kín. 

Mẹ chỉ cần vệ sinh vùng kín bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Sau khi rửa xong nên lau lại bằng khăn khô, sạch và mềm từ trước ra sau. 

Không nên đội nước, xịt nước từ sau ra trước mà cần thực hiện từ trước ra sau, tránh chất bẩn và vi khuẩn đi về phía vết thương gây nhiễm trùng. 

Trong mấy ngày đầu sau sinh, mẹ có thể phải dùng băng vệ sinh. Đừng quên thay thường xuyên mỗi 4 - 6 tiếng và vệ sinh khi thay băng nhé. 

Vết khâu tầng sinh môn cần được giữ sạch và khô (Ảnh: Internet)

4Đi bộ giúp tầng sinh môn ngay phục hồi

Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên giúp quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, vết khâu tầng sinh môn giảm sưng, nhanh lành hơn rất nhiều. 

Lười vận động sau sinh không chỉ khiến vết khâu tầng sinh môn hoặc vết mổ lâu lành, máu ít lâu thông mà còn có thể gây bế tắc sản dịch, cơ thể chậm phục hồi. 

Vào ngày thứ 2 sau sinh, mẹ đã có thể ngồi dậy, vận động nhẹ nhàng xung quanh giường. Nếu thấy khó khăn quá, mẹ hãy nhờ ông xã hoặc người chăm sóc hỗ trợ nhé. 

5Xông hơ vùng kín sau sinh

Xông hơ vùng kín sau sinh đúng cách không chỉ giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng lành lại, âm đạo nhanh se khít mà còn giúp khử mùi hôi vùng kín nhanh chóng. 

Mẹ sinh thường khoảng 3 ngày sau sinh đã có thể bắt đầu xông hơ vùng kín, không phải chờ đến khi hết sản dịch. Mỗi tuần xông hơ khoảng 2 - 3 lần, xông hơ trong khoảng 3 tháng đầu là tốt nhất. 

Chi tiết về cách xông hơ sau sinh, mẹ có thể tham khảo kinh nghiệm của mẹ Nguyễn mây mây nhé. 

Xông hơi giúp vùng kín nhanh phục hồi, thơm và sạch (Ảnh: Internet)

6Chế độ ăn uống tốt cho vết khâu tầng sinh môn nhanh phục hồi

Nhiều người cho rằng càng kiêng khem nhiều, tầng sinh môn càng được chăm sóc tốt và hạn chế vết khâu bị mưng mủ, để lại sẹo. 

Thực tế, việc kiêng khem sau khi sinh, nhất là kiêng ăn uống chỉ khiến cơ thể bạn lâu hồi phục hơn. Bổ sung thiếu chất dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu chất, phục hồi chậm, ít sữa cho bé và vết khâu tầng sinh môn lâu lành. Do đó, hãy ăn uống đầy đủ và đa dạng, chỉ cần kiêng một số thực phẩm có thể gây mất sữa hoặc khiến sữa có mùi khó chịu như tỏi, lá lốt, rau răm,...

Ngoài ra, mẹ chú ý ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ sau sinh. Táo bón khiến việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, có thể ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn. 

Thông thường, tình trạng đau vết khâu tầng sinh môn sẽ biến mất sau khoảng 3 - 4 ngày, và khoảng sau 3 tuần vết khâu sẽ lành hoàn toàn. 

Nếu mẹ thấy đau nhức quá mức hoặc vết khâu có điều gì bất thường, nguy cơ viêm nhiễm, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc tốt nhất. 

Viêm nhiễm tầng sinh môn, viêm nhiễm vùng kín sau sinh rất nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, hãy chăm sóc thật tốt tầng sinh môn sau sinh nhé. 

Theo Bibabo.vn