Tài khoản

Loại canxi nào dành cho bà bầu tốt và dễ hấp thu nhất?

Hà Trang 5 năm trước

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ. Nhưng canxi không phải một chất dễ hấp thụ.

Xem nhanh

  • Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi trong thai kỳ?
  • Các nguồn bổ sung canxi cho bà bầu
  • Loại canxi nào tốt và dễ hấp thụ nhất khi mang thai? 
  • Làm thế nào để tăng khả năng hấp thụ canxi ở mẹ bầu? 

Cùng với vitamin D và photpho, mẹ bầu bổ sung canxi đầy đủ giúp hệ xương và răng của thai nhi phát triển tốt nhất, cứng cáp và vững chắc nhất. Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo hệ thần kinh hoạt động tốt và quá trình đông máu được diễn ra bình thường. 

Thế nhưng không phải canxi đưa vào cơ thể đều được hấp thụ 100%. Nếu không biết cách chọn loại canxi dễ hấp thụ và không biết cách tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt canxi ngay cả khi mẹ vẫn uống canxi đều đặn. 

Lựa chọn nguồn bổ sung canxi rất quan trọng (Ảnh: Internet)

1Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi trong thai kỳ?

Theo Hướng dẫn Quốc gia về Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú, mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung 1.200mg canxi/ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất, hệ xương và răng của mẹ cũng chắc chắn. Nhiều nghiên cứu cho rằng bổ sung canxi đầy đủ giúp mẹ nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật trong thai kỳ. 

Nếu không được đáp ứng đủ canxi cần thiết, thai nhi sẽ lấy canxi từ xương mẹ để bù đắp lượng thiếu hụt. Nếu lượng canxi thiếu hụt là quá nhiều, trẻ sinh ra dễ bị còi xương bẩm sinh, hạn chế phát triển chiều cao, chậm phát triển. Mẹ bầu bị thiếu canxi trong thai kỳ dễ gây ra đau nhức xương khớp, viêm xương, loãng xương,... khi mang thai và sau sinh, thậm chí kéo dài mãi về sau này. 

Mẹ bầu bị thiếu canxi khiến thai nhi phát triển không tốt (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, mẹ bầu bổ sung quá nhiều canxi cũng không tốt. Lượng canxi quá nhiều khiến cơ thể mẹ bầu không thể hấp thụ tốt, gây ra các bệnh và biến chứng thai kỳ như co cơ, táo bón, sỏi thận, rối loạn trí nhớ,..., nặng nhất có thể dẫn tới tử vong. 

Do vậy, chỉ bổ sung đủ canxi theo khuyến cáo, mẹ bầu không nên bổ sung ít hơn hoặc nhiều hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được làm xét nghiệm và tư vấn bổ sung canxi chính xác nhất trong suốt thai kỳ.   

2Các nguồn bổ sung canxi cho bà bầu

Có 2 nguồn bổ sung canxi chính cho mẹ bầu:

Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm luôn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng và giàu có và dễ hấp thụ. Dưới đây là danh sách thực phẩm giàu canxi theo Hướng dẫn Quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú, mẹ bầu tham khảo: 

  • Cua đồng: Chứa 5.040mg canxi/100g cua đồng. 

  • Ốc nhồi: Chứa 1.357mg canxi/100g ốc nhồi. 

  • Vừng: Chứa 1.200mg canxi/100g vừng. 

  • Sữa bột: 939mg canxi/100g sữa bột.

  • Tôm nõn: Chứa 882mg canxi/100g tôm nõn.

  • Pho mát: Chứa 799mg canxi/100g pho mát. 

  • Rau cần: Chứa 325mg canxi/100g rau cần. 

  • Đậu phộng: Chứa 284mg canxi/100g đậu phộng. 

  • Rong biển: Chứa 264mg canxi/100g rong biển.

  • Cá hồi: Chứa 250mg canxi/100g cá hồi. 

  • Sữa đậu nành: Chứa 224mg canxi/100gr sữa đậu nành.

Thực phẩm là nguồn bổ sung canxi phong phú (Ảnh: Internet)

Để bổ sung canxi hiệu quả từ thực phẩm, mẹ bầu cần lưu ý lựa chọn thực phẩm tươi ngon nhất, bảo quản đúng cách (theo từng loại thực phẩm) và ưu tiên chế biến bằng phương pháp hấp sẽ giúp giữ lại chất dinh dưỡng tốt nhất, hạn chế chiên rán hoặc hầm dễ làm hao hụt lượng canxi. 

Vitamin tổng hợp giàu canxi

Các loại vitamin tổng hợp, thuốc canxi cho bà bầu là nguồn bổ sung canxi nhanh chóng, hiệu quả với liều lượng lớn. 

Canxi bổ sung thường có hai hình thức: Cacbonat và Citrate. Canxi cacbonat cung cấp nhiều canxi nhất nhưng cần axit trong dạ dày hòa tan, nên bổ sung trong bữa ăn. 

Trong khi canxi citrate mặc dù có hàm lượng canxi thấp hơn nhưng lại dễ hấp thu hơn, phù hợp với mẹ bầu mắc các bệnh về dạ dày. 

3Loại canxi nào tốt và dễ hấp thụ nhất khi mang thai? 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, canxi có nguồn gốc từ động vật, thực vật và sữa sẽ hấp thụ tốt hơn, ít lắng đọng hơn. Do đó, thực phẩm giàu canxi là nguồn ưu tiên bổ sung số 1 đối với cơ thể mẹ bầu.

Tuy nhiên, như đã nói, canxi từ thực phẩm rất khó để đáp ứng đủ nhu cầu canxi của cơ thể khi bầu. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm canxi trong thực phẩm chức năng, các loại vitamin tổng hợp. 

Riêng với canxi tổng hợp, như đã nói, canxi citrate có hàm lượng thấp hơn nhưng khả năng hấp thụ cao hơn canxi cacbonat. Canxi dạng lỏng lại có khả năng hấp thụ tốt hơn canxi dạng viên nén, viên nang và dạng cốm. 

Nếu không hiểu biết rõ về canxi dạng thực phẩm chức năng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại canxi tốt và dễ hấp thu nhất trong thai kỳ.

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách bổ sung canxi tốt nhất (Ảnh: Internet)

4Làm thế nào để tăng khả năng hấp thụ canxi ở mẹ bầu? 

Để tăng hiệu quả bổ sung canxi khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau:

  • Bổ sung vitamin D đồng thời với canxi. Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, hạn chế lượng canxi lắng đọng. Để bổ sung vitamin D, mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng (trước 8h), ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D như ngũ cốc, trứng cá, dầu gan cá, các loại cá, đậu nành,... Nếu mẹ bầu tập trung bổ sung canxi chủ yếu từ thực phẩm chức năng, mẹ nên uống kèm viên uống bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Nên uống canxi và sắt cùng lúc, nên cách nhau khoảng 2 giờ để tăng khả năng hấp thụ vitamin D. Để thuận tiện nhất, mẹ nên bổ sung canxi trong bữa ăn và viên sắt uống khoảng 2 giờ sau khi ăn. 

  • Không nên ăn chocolate, trà, ca ca khi đang uống canxi để tránh làm giảm khả năng hấp thụ. 

Bổ sung canxi trong thai kỳ cần lựa chọn nguồn cung cấp canxi thích hợp và phương pháp bổ sung canxi hợp lý, từ đó tăng hiệu quả hấp thụ canxi trong cơ thể. Nếu chưa rõ về vấn đề này, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn nhé.

Theo Bibabo.vn