Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Viêm nhiễm phụ khoa luôn là mối đe dọa với các chị em ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là sau khi sinh, nguy cơ mắc các bệnh còn cao hơn nhiều lần.
Xem nhanh
- Nguyên nhân mắc các bệnh viêm phụ khoa sau sinh
- Dấu hiệu nhận biết bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh
- Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
Sau khi sinh xong, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Nhiều mẹ không biết cách chăm sóc vệ sinh hoặc kiêng cữ sai cách đã dẫn tới việc viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, các mẹ cần trang bị kiến thức để phòng ngừa cũng như điều trị tận gốc các bệnh về phụ khoa.
1Nguyên nhân mắc các bệnh viêm phụ khoa sau sinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi sinh, đặc biệt là đối với các mẹ sinh thường, tử cung người mẹ thường bị giãn rộng, sản dịch tiết ra rất nhiều, vùng bikini luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh phụ khoa.
Vì vậy mà sau khi sinh nếu mẹ không chú ý tới việc giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không sạch sẽ và không đúng cách thì vết thương bị rạch ở tầng sinh môn sẽ rất dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.
Việc quan hệ sớm sau khi sinh cũng là nguyên nhân gây các bệnh phụ khoa ở phụ nữ bởi có thể vết thương chưa lành hoàn toàn.
2Dấu hiệu nhận biết bị viêm nhiễm phụ khoa sau khi sinh
- Âm đạo sưng đau, viêm loét, dễ chảy máu
Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công mạnh hơn và với sự kích thích của dịch viêm, vùng da ở âm đạo sẽ có màu đỏ, dễ bị sưng.
Lúc đầu, vùng bikini sẽ bị ngứa nhẹ hoặc thi thoảng bị ngứa nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó thì cảm giác ngứa thường xuyên hơn, vùng kín cũng có dấu hiệu sứng đỏ, nóng rát, gây khó khăn cho mọi sinh hoạt hàng ngày, nhất là chuyện “gần gũi”.
- Dịch âm đạo bất thường, mùi khó chịu
Khí hư bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, khí hư sẽ ra nhiều hơn, chuyển màu xanh, màu vàng, loãng có bọt hoặc vón cục như bã đậu, thậm chí có thể lẫn máu,...
Khi thấy vùng kín bỗng nhiên có mùi hôi khó chịu, các mẹ đừng loại trừ khả năng đã bị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Lúc này, vùng kín thường sẽ có mùi nặng hơn, nhất là sau khi quan hệ.
3Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh
- Thay đổi thói quen "chăn gối"
Như mình đã nói ở trên, các mẹ nên kiêng chuyện "chăn gối" ít nhất 8 tuần sau khi sinh hoặc có thể lâu hơn tùy vào thể trạng. Hãy chờ đến khi nào chị em cảm thấy sức khỏe của mình đã tốt trở lại, không còn sản dịch, vết thương đã lành lặn trở lại và tâm lý sẵn sàng cho chuyện đó.
Thêm vào đó, các mẹ cũng không nên quan hệ tình dục quá thô bạo. Bởi điều này sẽ làm tổn thương đến vùng âm đạo và vùng cổ tử cung , dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Giữ gìn vệ sinh vùng kín
Chăm sóc và vệ sinh vùng kín chính là thói quen hàng ngày tốt nhất để các mẹ tránh được bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Các mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần tự nhiên và dịu nhẹ. Đây là điều kiện không thể thiếu nếu các mẹ muốn phòng ngừa phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể xông hơi vùng kín với các bài thuốc dân gian để kích thích cổ tử cung, âm đạo nhanh co lại hơn, hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Đặt thuốc điều trị
Đương nhiên, khi đã bị bệnh, dặt thuốc phụ khoa sẽ đem lại hiệu quả khá cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự xâm nhập thêm của các loại vi khuẩn khác, giúp sát trùng vùng kín. Hãy thăm khám bác sỹ để có được sự tư vấn rõ ràng nhất, các mẹ không nên tự mua thuốc điều trị.
-
Thích bài viết
-
2 người thích
Nhận ngay 10 Xumom khi chia sẻ bài viết
Hỏi đáp, bình luận
bình luận
@Le Thu
Chuẩn, cái này mẹ nào mà nhiemx rồi là phải xđ chữa dứt điểm không là bị tái nhiều lần đó. Tốt nhất là nên phòng chống
@Mẹ Bimbim
Vâng đúng, em cũng thế, ngày xưa chưa nhiều tiền dùng dạ hương, giờ có đk xài mấy loại cao tiền hơn :))
@Mẹ Hoa
Mình đang dùng lagumi luôn này. Loại trà xanh ấy, loại mà mới nhìn tưởng sữa rửa mặt :))))
Viết bình luận của bạn...